PHẦN 2: GỖ CÔNG NGHIỆP MDF - ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM

Hiện nay, có rất nhiều loại cửa gỗ đẹp trên thị trường nhưng gỗ công nghiệp chiếm hầu hết đến hơn 80% trong thiết kế và thi công nội thất với các hạng mục yêu cầu đọ phẳng, độ bóng điển hình như: bàn làm việc, tủ quần áo, kệ hàng,...bởi những tính năng vượt trội như: màu sắc, mẫu mã và đặc biệt là giá thành.

Để các bạn có thể nắm rõ tính chất cũng như ưu – nhược điểm của từng dòng gỗ công nghiệp Nội Thất Hợp Phát sẽ giới thiệu rõ nét về 3 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất dùng trong nội thất: MFC, MDF và HDF

Phần 02: Gỗ công nghiệp MDF trơn

MDF (MEDIUM DENSITY FIBERBOARD) là loại ván đã qua quá trình ép gỗ thành sợi với tỉ lệ keo UF nhất định, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày.

MDF thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất trang trí nội thất, xây dựng. Có 2 loại chính là ván mdf thường và mdf chịu nước (MDF chống ẩm).

Thành Phần Cấu Tạo MDF
Thành phần gỗ MDF gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ…Có những tính chất cơ lý như sau:
– Tỷ trọng (Density)
– Sức chịu lực uống cong (Bending strength)
– Độ liên kết (Internal Bond)
– Độ cứng bề mặt (Surface Soudness)
– Lực giữ ren gỗ (Wood screw holding power )
– Lượng phoocmon giải phóng (Emmission quanlity of formaldehyde)
– Độ trương nở 24h (Thickness swelling)

Ứng Dụng Ván MDF
Ván MDF là vật liệu dùng sản xuất nội thất chung cư, nhà ở, văn phòng, bệnh viện, trường học… là vật liệu hoàn hảo thay thế gỗ tự nhiên ngày càng khang hiếm. Tùy vào mục đích sử dụng để người ta dùng mdf thường hoặc mdf chống ẩm. Gỗ MDF thường được phủ melamine, veneer, sơn hoặc phủ PU trước khi đưa vào sản xuất. Đến này MDF là vật dụng ưa chuộng để sản xuất tủ bếp, bàn ghế nội thất văn phòng, nội thất phòng khách, phòng ngủ…

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF
- Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
- Bề bặt phẳng nhẵn.
- Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
- Có số lượng nhiều và đồng đều.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
- Thời gian gia công nhanh.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
- Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường
- MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
- Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
- Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.

Tùy theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia, người ta có thể:

MDF dùng trong nhà (nội thất gia đình - nội thất văn phòng)
MDF mặt trơn : để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều.
MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer) lên hay các mặt trang trí bằng melamine.