Phần 1: Gỗ công nghiệp MFC - Ưu và nhược điểm

Hiện nay, có rất nhiều loại cửa gỗ đẹp trên thị trường nhưng gỗ công nghiệp chiếm hầu hết đến hơn 80% trong thiết kế và thi công nội thất với các hạng mục yêu cầu đọ phẳng, độ bóng điển hình như: bàn làm việc, tủ quần áo, kệ hàng,...bởi những tính năng vượt trội như: màu sắc, mẫu mã và đặc biệt là giá thành.

Để các bạn có thể nắm rõ tính chất cũng như ưu – nhược điểm của từng dòng gỗ công nghiệp Nội Thất Hợp Phát sẽ giới thiệu rõ nét về 3 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất dùng trong nội thất: MFC, MDF và HDF.

Phần 01: MFC

Ván MFC (melamine faced chipboard) là loại ván okal (ván dăm) phủ lên bề mặt lớp melamine. Cùng với ván MDF, MFC được sử dụng làm nội thất nhiều nhất nhất hiện nay. Nguồn gỗ chính để sản xuất ván MFC là cây gỗ trồng, được thu hoạch ngắn ngày. Cây gỗ mang về nhà máy, sau đó băm nhỏ thành dăm gỗ và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Sau khi ra thành phẩm theo độ dày (thường 2,5 đến 25mm), kích thướt (thường 1220×2440 mm hoặc 1830×2440 mm) ván được đem đi hoàn thiện bề mặt bằng lớp melamine tạo vân gỗ rất đa dạng và phong phú.

Ứng Dụng Ván MFC
MFC là loại gỗ có ứng dụng cực kỳ rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất với hơn 80 % đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng hiện nay sử dụng gỗ MFC làm nguyên liệu, ví dụ như: bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

 

Ưu điểm:

- Đặc tính không co ngót, cong vênh hay mối mọt.

- Gỗ được ép với lực cao nên khá cứng, khả năng chịu lực tốt.

- Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

- Màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú. Có hàng trăm màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ hiện đại…

- Trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ nội thất có thể đảm bảo tuổi thọ từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.

- Giá thành rẻ

 

Nhược điểm:

      - Là gỗ công nghiệp được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.

      - Chỉ sử dụng cho các bề mặt thẳng, hầu như không thể uốn cong.

      - Khi dùng ở môi trường ẩm ướt như nhà tắm, tủ bếp nên sử dụng các loại cốt chống ẩm.