Cách bảo quản ghế xoay văn phòng đúng cách – NỘI THẤT HỢP PHÁT

I. Cách bảo quản ghế văn phòng hiệu quả

Để bảo quản tốt ghế văn phòng không bị hư hại bạn nên chú ý các vấn đề sau:

1. Không để các vật có kích thước và khối lượng lớn lên ghế.

2. Tránh để ghế da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để ghế không nhanh bị bạc màu và giảm độ đàn hồi của ghế.

3. Tránh để ghế văn phòng bằng da tiếp xúc hoặc va chạm với các vật có độ sắc nhọn, có khả năng làm trầy xước ghế.

4. Nếu bị dính bẩn từ cà phê, trà hay vết mực, bạn cần lau ngay bằng nước có chất tẩy rửa thích hợp rồi lau khô với khăn sạch.

Cách bảo quản ghế văn phòng từ chất liệu lưới, nỉ:

Tránh va chạm, tiếp xúc trực tiếp với các vật sắc nhọn, không để các vật đó cào vào và làm trầy xước lưng ghế và phần đệm ngồi được làm từ lưới hoặc nỉ.
Không để ghế lưới, nỉ dưới ánh nắng mặt trời. Tương tự như với ghế da, ghế xoay văn phòng được làm từ lưới và nỉ cũng rất dễ bị bạc màu.

Không nên đặt các vật nặng và có kích thước lớn lên ghế để ghế không bị quá tải, dẫn đến hư hỏng và biến dạng ghế.

Không nên ngồi lên ghế khi đang đổ nhiều mồ hôi hoặc có nhiều vết bẩn trên quần áo để tránh làm bẩn ghế, làm ghế bị ẩm mốc ảnh hưởng tới thời gian sử dụng.

 

II. Vệ sinh ghế văn phòng bằng vải nỉ - vải bố:

Vệ sinh thủ công rất đơn giản và phù hợp với văn phòng không quá lớn.

Bước 1: Dùng chổi lông gà hoặc bàn chải mềm để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài ghế.

Bước 2: Pha dung dịch nước vệ sinh theo công thức 1:5 (nước : dung dịch).

Bước 3: Dùng bàn chải sắt lông mềm thấm dung dịch đã pha để vệ sinh bề mặt ghế.

Bước 4: Những vết ố cứng đầu trên ghế có thể xử lý bằng bột baking soda. Bạn dùng bột baking soda lên vị trí bẩn sau đó dùng bàn chải sắt lông mềm để chà sát vào những vị trí bẩn.

Bước 5: Dùng máy hút bụi để làm khô ráo ghế, tránh việc ẩm mốc dẫn đến hư hại và có mùi khó chịu.

Bước 6: Cuối cùng, phơi ghế dưới ánh nắng không quá gắt để làm ghế khô ráo không hư hại và còn khử trùng cho ghế.

Lưu ý

Đối với tất cả ghế xoay bọc nỉ nói riêng và các ghế bọc nỉ nói chung, cần được làm sạch bụi bẩn với tuần suất 2 lần/tuần, bạn nên lưu ý làm sạch bụi kẹt ở các sợi vải nỉ. Để phần nỉ được bền và đẹp bạn nên giữ ghế luôn khô ráo, tránh nước hay bụi bẩn.

Vệ sinh ghế văn phòng nỉ bằng máy hút bụi

Dùng baking soda để khử vét bẩn, vết ố cứng đầu trên mặt ghế

 

2 Vệ sinh ghế văn phòng bằng simili - da

Khác với nỉ, simili và da là hai chất liệu không thấm nước nên các bước vệ sinh cũng không quá cầu kì. Vệ sinh ghế văn phòng bằng da bạn nên sử dụng sữa tắm pha cùng nước cho loãng, sau đó dùng vải mềm lau sạch. Phương pháp này giúp loại bỏ các vết bẩn, bụi bám trên bề mặt da rất tốt nhưng bạn cần nhớ sau khi lau bằng nước sữa tắm pha loãng hãy lau lại một lần nữa chiếc ghế bằng vải sạch có độ thấm nước tốt.

Một số chiếc ghế sau một thời gian sử dụng sẽ có những vết bẩn cứng đầu và vết ố. Để đánh bay đi các vết bẩn cứng đầu đó bạn có thể sử dụng nước cốt chanh hòa chung bột Tartar. Bạn bôi hỗn hợp này lên bề mặt của vết bẩn, 15 phút làm một lần sau đó dùng khăn mềm thấm nước để lau qua là vết bẩn sẽ biến mất.

 

3 Vệ sinh ghế văn phòng bằng vải lưới

Vải lưới là một chất liệu mới ứng dụng sản xuất ghế văn phòng. Vải lưới mang lại cảm giác ngồi rất thoải mái, thoáng mát cho người ngồi. Vải lưới có 2 loại chính: vải lưới cường lực và vải lưới có lớp mút mỏng. Và tùy vào mỗi loại vải sẽ có cách vệ sinh hợp lý.

 

Đối với vải lưới cường lực

Bước 1: Dùng bàn chải sắt lông mềm chải cho bụi bẩn trên mặt ghế cho bong ra.

Bước 2: Dùng máy hút bụi, hút sạch các bụi bẩn đã bong ra.

Bước 3: Thấm ướt vải, đã pha dung dịch vệ sinh, xà phòng. Lau mạnh, chà mạnh để các lớp bẩn trên vải được vệ sinh.

Bước 4: Để ghế khô tự nhiên

 

Đối với vải lưới có lớp mút mỏng:

Bước 1: Dùng bàn chải sắt lông mềm, chải cho lớp bụi bẩn trên bề mặt ghế bong ra.

Bước 2: Dùng máy hút bụi, hút sạch các bụi bẩn đã bong ra.

 

Nguồn: https://new.noithathopphat.com/